Ngày 12/08/2022 16:00 PM (GMT+7)
Sống khỏe
Thận thức hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể và có rất nhiều loại rau tốt cho thận, thậm chí ngăn chặn các bệnh về thận.
Mục Lục
Người bị bệnh thận cần tránh ăn chất gì?
Ăn rau gì tốt cho thận?
Người bị bệnh thận nên tránh những loại thực phẩm nào?
Người bị bệnh thận cần tránh ăn chất gì?
Thận là cơ quan hình hạt đậu nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, thực hiện nhiều chức năng quan trọng như lọc các chất cặn bã, giải phóng các hormone điều hòa huyết áp, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, sản xuất nước tiểu và nhiều nhiệm vụ thiết yếu khác.
Bệnh thận là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thận, trong đó phổ biến là do bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Ngoài ra, béo phì, hút thuốc, di truyền, giới tính và tuổi tác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Lượng đường trong máu không được kiểm soát và huyết áp cao gây tổn thương các mạch máu trong thận, làm giảm khả năng hoạt động tối ưu của chúng. Khi thận không hoạt động bình thường, chất thải sẽ tích tụ trong máu, bao gồm cả các chất thải từ thức ăn. Do đó, những người bị bệnh thận cần phải tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt.
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh thận tùy thuộc vào mức độ tổn thương của thận. Ví dụ, những người trong giai đoạn đầu của bệnh thận có những hạn chế khác với những người bị suy thận, còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD).
Những người bị bệnh thận thường được khuyến nghị hạn chế các chất dinh dưỡng sau:
– Natri: Natri được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và là một thành phần chính của muối ăn. Thận bị tổn thương không thể lọc ra natri dư thừa, khiến cho nồng độ natri trong máu tăng lên. Người bị bệnh thận thường được khuyến nghị giới hạn dưới 2.000 mg natri mỗi ngày.
– Kali: Kali đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể nhưng người bị bệnh thận lại cần hạn chế khoáng chất này để tránh nồng độ trong máu cao đến mức nguy hiểm. Nên hạn chế dưới 2.000 mg kali mỗi ngày.
– Phốt pho: Thận hư không thể loại bỏ phốt pho dư thừa, một khoáng chất trong nhiều loại thực phẩm. Mức độ cao có thể gây hại cho cơ thể, vì vậy phốt pho trong chế độ ăn uống bị hạn chế ở mức thấp hơn 800–1.000 mg mỗi ngày.
– Protein: Người bị bệnh thận cũng cần hạn chế nạp nhiều protein vào cơ thể vì thận bị tổn thương không thể loại bỏ các chất thải từ quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận giai đoạn cuối đang phải chạy thận lại có nhu cầu protein lớn hơn.
Ăn rau gì tốt cho thận?
1. Súp lơ trắng
Súp lơ trắng là một loại rau bổ dưỡng, là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, vitamin K và folate vitamin B. Súp lơ trắng cũng chứa đầy các hợp chất chống viêm như indol và là một nguồn chất xơ tuyệt vời.
Hàm lượng natri, kali và phốt pho trong súp lơ trắng đều khá thấp. Trong 124 gam súp lơ trắng nấu chín có chứa: 19 mg natri, 176 mg kali và 40 mg phốt pho.
2. Bắp cải
Bắp cải là rau thuộc họ cải, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật mạnh mẽ. Đây là một nguồn cung cấp vitamin K, vitamin C và nhiều loại vitamin B tuyệt vời. Hơn nữa, bắp cải còn cung cấp chất xơ không hòa tan, một loại chất xơ giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và bổ sung lượng lớn vào phân.
Bắp cải cũng chứa ít natri, kali và phốt pho. Trong 70 gam bắp cải chỉ chứa: 13 mg natri, 119 mg kali và 18 mg phốt pho.
3. Ớt chuông
Ớt chuông chứa một lượng chất dinh dưỡng ấn tượng nhưng lại ít kali, không giống như nhiều loại rau khác. Những quả ớt có màu sắc rực rỡ này chứa nhiều vitamin C chống oxy hóa mạnh mẽ. Một quả ớt chuông trung bình chứa 105% lượng vitamin C được khuyến nghị. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều vitamin A, một chất dinh dưỡng quan trọng cho chức năng miễn dịch.
Trong 74 gam ớt chuông có chứa chỉ: 3 mg natri, 156 mg kali và 19 mg phốt pho.
4. Hành tây
Hành tây là thực phẩm tuyệt vời để cung cấp hương vị không chứa natri cho các món ăn dành cho người bị bệnh thận. Hành tây chứa nhiều vitamin C, mangan, vitamin B và chứa các chất xơ prebiotic giúp giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh bằng cách cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Trong 70 gam hành tây có chứa: 3 mg natri, 102 mg kali và 20 mg phốt pho.
5. Rau cải lông
Nhiều loại rau tốt cho sức khỏe nói chung như rau chân vịt hay cải xoăn lại chứa hàm lượng kali cao, không tốt cho người bệnh thận. Trong khi đó, rau cải lông cũng giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít kali. Nó còn cung cấp nhiều vitamin K, các khoáng chất mangan và canxi. Rau cải lông còn chứa nitrat, đã được chứng minh là làm giảm huyết áp, một lợi ích quan trọng đối với những người bị bệnh thận.
Trong 20 gam rau cải lông chứa: 6 mg natri, 74 mg kali và 10 mg phốt pho.
6. Củ cải
Củ cải giúp bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho chế độ ăn kiêng của người mắc bệnh thận vì chứa rất ít kali và phốt pho những lại giàu các chất dinh dưỡng khác. Củ cải chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể.
Trong 58 gam củ cải có chứa: 23 mg natri, 135 mg kali và 12 mg phốt pho.
7. Nấm hương
Nấm hương có thể được sử dụng như một chất thay thế thịt thực vật cho những người ăn kiêng, người cần hạn chế chất đạm. Đây là một nguồn tuyệt vời của vitamin B, đồng, mangan và selen. Ngoài ra, nấm hương còn cung cấp một lượng protein thực vật và chất xơ tốt.
Nấm hương có hàm lượng kali thấp hơn so với nấm mỡ và nấm nút trắng nên đây là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh thận. Trong 145 gam nấm hương có chứa: 6 mg natri, 170 mg kali và 42 mg phốt pho.
8. Măng tây
Măng tây chứa nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin K có thể duy trì chức năng của thận. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa có trong măng tây còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như sỏi thận, sỏi mật và viêm bàng quang.
Người bị bệnh thận nên tránh những loại thực phẩm nào?
Người mắc bệnh thận hoặc có tiền sử mắc bệnh thận nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau:
– Nước ngọt đậm màu
– Quả bơ
– Thực phẩm đóng hộp
– Bánh mì ngũ cốc nguyên cám
– Gạo lứt
– Chuối
– Các sản phẩm từ sữa
– Cam và nước cam
– Các loại thịt chế biến sẵn
– Các loại rau dưa muối chua, ngâm chua
– Quả mơ
– Khoai tây và khoai lang
– Cà chua
– Cải cầu vồng, rau chân vịt, lá củ dền
– Chà là, nho khô, mận khô
– Các loại bánh quy
Nguồn tham khảo: